Chen chân xem chiếu phim ở ‘rạp lộ thiên’ bên sông Hàn
Từ tối 14.3, nhiều tài khoản trên mạng xã hội liên tục chia sẻ hình ảnh màn hình đăng nhập ứng dụng của thương hiệu trà sữa Chagee, trong đó xuất hiện bản đồ có các vạch đứt giống với "đường lưỡi bò" phi pháp. Đây là khu vực mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông của Việt Nam.Trước đó, vào ngày 7.3, fanpage chính thức của Chagee Việt Nam đã đăng đường dẫn ứng dụng cùng chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng tải phần mềm về máy di động trước khi khai trương. Tuy nhiên, sau khi sự việc bị phát hiện, đường link này đã không còn truy cập được. Trên kho ứng dụng App Store (iOS) đã không còn thấy ứng dụng trà sữa Chagee, trong khi với Play Store (Android), một số người dùng vẫn có thể tải về máy dù số khác không thấy.Một số người dùng đã sử dụng thủ thuật chuyển vùng hoặc cài đặt tập tin APK để tải phiên bản app khu vực APAC của trà sữa Chagee. Lúc này, hình ảnh "đường lưỡi bò" vẫn xuất hiện trên màn hình đăng nhập.Ngay khi thông tin này lan truyền, fanpage Chagee Việt Nam bị tràn ngập bình luận phản đối. Nhiều bài đăng trên các diễn đàn, hội nhóm tiêu dùng cũng kêu gọi tẩy chay thương hiệu này trước cả khi cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam chính thức mở cửa.Một số người dùng bày tỏ sự thất vọng, cho biết trước đó họ rất mong chờ sự xuất hiện của Chagee tại Việt Nam do thương hiệu này khá phổ biến tại Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau khi phát hiện hình ảnh gây tranh cãi, họ tuyên bố sẽ không ủng hộ thương hiệu này.Trước phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng, Chagee Việt Nam hiện chưa đưa ra bất kỳ phản hồi chính thức nào về vụ việc. Tuy nhiên, việc ứng dụng bị gỡ khỏi các kho tải và đường dẫn liên quan không còn khả dụng cho thấy thương hiệu này đã có động thái điều chỉnh sau làn sóng phản đối từ người tiêu dùng Việt Nam.Chagee, tên tiếng Trung là Bá Vương Trà Cơ, là chuỗi trà sữa cao cấp được thành lập vào năm 2017 tại Thượng Hải (Trung Quốc). Nhờ tập trung vào các loại trà sữa pha chế từ lá trà tươi, kết hợp cùng hình ảnh văn hóa trà truyền thống, thương hiệu này nhanh chóng mở rộng quy mô, đến năm 2024 đã có hơn 5.000 cửa hàng trên khắp Đông Á.Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng cho các chuỗi trà sữa, với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu lớn trong những năm qua. Tuy nhiên, trước sự việc lần này, khả năng gia nhập thị trường của trà sữa Chagee đang gặp nhiều khó khăn khi người tiêu dùng trong nước có thái độ kiên quyết với những thương hiệu liên quan đến "đường lưỡi bò" phi pháp.Trước Chagee, có nhiều thương hiệu nước ngoài gặp phản ứng tương tự khi để lọt hình ảnh vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam trong sản phẩm hoặc nền tảng trực tuyến của mình.Nhiều chuyên gia tại Việt Nam từng khuyến cáo người dùng không nên sử dụng các ứng dụng hay chương trình có chứa bản đồ "đường lưỡi bò" phi pháp do trong quá trình cài đặt, nhà phát triển luôn buộc người dùng phải đồng ý với các điều khoản đưa ra để sử dụng. Nếu đồng ý với những điều được cài cắm, trong đó có vấn đề chủ quyền biển đảo hoặc lãnh thổ, người dùng đang vô tình tiếp tay cho hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.TP.HCM ra 'tối hậu thư' với nhà thầu Thuận An
Tối 2.3, 2 trận đấu muộn nhất vòng 15 V-League mùa giải 2024-2025 đã được diễn ra. Trên sân nhà Hàng Đẫy, CLB Hà Nội suýt nhận trái đắng trước Đà Nẵng, đội bóng đang đứng ở cuối bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn có những khoảnh khắc bùng nổ để vươn lên dẫn trước 2-1 đầu hiệp 2. Tuy nhiên, nhà vô địch AFF Cup 2024 là Nguyễn Hai Long đã tỏa sáng đúng lúc để ghi bàn gỡ hòa 2-2. Nhờ đó, CLB Hà Nội chơi khởi sắc hơn để giành chiến thắng chung cuộc 3-2.Nhờ kết quả này, CLB Hà Nội trở lại mạnh mẽ trên bảng xếp hạng. Họ có được 26 điểm, chỉ còn kém đội đầu bảng Nam Định chỉ 4 điểm. Cuộc đua vô địch đang trở nên cực kỳ nóng bỏng khi khoảng cách giữa các đội trong nhóm dẫn đầu là không nhiều. Đứng sau CLB Hà Nội, Nam Định đang là các đội Thanh Hóa, Thể Công Viettel (cùng 25 điểm) và CLB Bình Dương (24 điểm). Trong bối cảnh V-League còn đến 11 vòng đấu nữa mới kết thúc, cơ hội cho các đội bóng này vẫn còn rất nhiều. CLB Đà Nẵng đánh rơi những điểm số cực kỳ đáng tiếc trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, thầy trò HLV Lê Đức Tuấn cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong lối chơi. Họ vẫn đứng cuối bảng với 9 điểm, kém SLNA và CLB Bình Định 4 điểm. Nếu cứ tiếp tục duy trì đà tiến bộ, đội bóng sông Hàn hoàn toàn có thể vượt lên trên. Trong khi đó, ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất vào tối 2.3, HAGL nhận thất bại 0-1. Họ có chuỗi trận tương đối đáng thất vọng khi chỉ thắng 1 trong 5 trận gần nhất và đang đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng với 17 điểm. Khoảng cách giữa HAGL và các đội bóng có nguy cơ xuống hạng cũng là không nhiều. Trong trường hợp đội bóng phố núi không khắc phục sớm tình trạng này, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống nhóm "cầm đèn đỏ", nhất là khi các đội ngụp lặn dưới đáy từ đầu mùa như CLB Đà Nẵng, Hải Phòng, SLNA đều đang thi đấu cực kỳ tiến bộ. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
VPBank 'chốt' lãi 2024 tăng 114%, bầu thêm 2 thành viên hội đồng quản trị
Vòng loại phía bắc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - cúp THACO 2025 (TNSV THACO cup 2025) sẽ khai màn vào chiều nay (30.12), với màn thư hùng được trông đợi giữa chủ nhà Trường ĐH Thủy lợi và Trường ĐH Đại Nam, diễn ra lúc 14 giờ trên sân Trường ĐH Thủy lợi. Đội Trường ĐH Thủy lợi là ứng viên vô địch hàng đầu ở mọi giải đấu bóng đá học đường trong gần hai thập kỷ qua. HLV Vũ Văn Trung đã nhào nặn nên tập thể gắn kết và giàu sức chiến đấu nhờ phong trào bóng đá phát triển mạnh trong trường, cũng như các cầu thủ chất lượng đồng đều qua nhiều thế hệ sinh viên. Hai mùa giải TNSV THACO cup gần nhất, đội Trường ĐH Thủy lợi đã có tới hai lần lọt vào chung kết. Dù chưa có duyên với chức vô địch, nhưng thành tích này cho thấy sự ổn định và bền bỉ của thầy trò ông Vũ Văn Trung, ở sân chơi vốn dĩ khắc nghiệt và khó lường như giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, thành tích tốt không đồng nghĩa đội Trường ĐH Thủy lợi sẽ có chiến dịch vòng loại dễ dàng. Mùa trước, chủ nhà Thủy lợi đã rất vất vả mới thắng được đội Trường ĐH TDTT Bắc Ninh ở vòng loại, sau đó đường đến vòng chung kết mới bằng phẳng hơn. Năm nay không phải ngoại lệ, khi đội Trường ĐH Thủy lợi chung bảng đấu với đội Trường ĐH Đại Nam.Đội Trường ĐH Đại Nam đã tiến bộ rất nhanh chỉ sau một mùa giải ở sân chơi bóng đá sinh viên. Nếu như năm đầu, đội Trường ĐH Đại Nam dừng bước sớm ở bảng đấu có Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội và Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam. Thì bước sang năm thứ hai (tức là mùa giải trước), cái tên Đại Nam đã suýt gây bất ngờ ở vòng play-off khi hòa 3-3 trước đối thủ hùng mạnh Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội. Dù thua trên chấm luân lưu, nhưng đây là bước tiến đáng ghi nhận của đội bóng còn mới mẻ trong làng bóng đá học đường. Lối đá phòng ngự phản công giàu tính thể lực và chiến đấu của đội Trường ĐH Đại Nam sẽ mang đến ngày ra quân không dễ chịu cho chủ nhà Trường ĐH Thủy lợi. Sau 2 mùa giải, đội Trường ĐH Đại Nam cũng đã tích lũy đủ kinh nghiệm để có đấu pháp phù hợp nhất, hòng lấy ít nhất 1 điểm trước chủ nhà. Điều này đòi hỏi đội Trường ĐH Thủy lợi của HLV Vũ Văn Trung phải rất nỗ lực, nếu không muốn cú sốc xảy ra như cái cách đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM đã gục ngã ở ngày ra quân.
Theo đó, Bộ GD-ĐT đã triển khai đến Sở GD-ĐT TP.HCM kế hoạch kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm tại TP.Đoàn kiểm tra của Bộ sẽ tiến hành kiểm tra một ngày trong thời gian từ ngày 3 đến 20.3 (Bộ GD-ĐT sẽ thông báo trực tiếp tới Sở GD-ĐT ngày kiểm tra cụ thể); kiểm tra trực tiếp tại Sở GD-ĐT, một số phòng GD-ĐT, một số cơ sở giáo dục phổ thông.Bộ sẽ kiểm tra công tác chỉ đạo, quản lý của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và việc triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm học thêm theo thẩm quyền trách nhiệm.Trong kế hoạch, Bộ kiểm tra thực tế tại trường THCS và THPT sau đó sẽ làm việc với Sở GD-ĐT cùng các quận, huyện.Cũng trong công văn triển khai kế hoạch kiểm tra về dạy thêm, học thêm, Bộ yêu cầu Sở GD-ĐT báo cáo số lượng các cơ sở dạy thêm đã được cấp phép; Thuận lợi, khó khăn, các giải pháp sở đã thực hiện để quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trước khi Thông tư 29 được ban hành. Từ khi Thông tư 29 được ban hành và có hiệu lực thì số lượng tổ chức/cá nhân mới đăng ký kinh doanh ra sao? Thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Thông tư 29.Đồng thời báo cáo công tác phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND TP ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; Việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.Trên cơ sở báo cáo, Sở GD-ĐT cần đưa ra đánh giá chung về ưu điểm, thuận lợi, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân khi triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm. Từ đó Sở GD-ĐT nêu đề xuất kiến nghị Chính phủ, Bộ và UBND TP (nếu có).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin Sở GD-ĐT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm. Theo đó, 5 đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra các trường công lập bậc THCS, THPT, cơ sở dạy thêm ở 22 quận, huyện về công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.Đồng thời, theo ông Minh, các đoàn kiểm tra này sẽ thực hiện việc kiểm tra các trung tâm kỹ năng sống có thực hiện đúng nội dung được cấp phép hay không?Bên cạnh việc kiểm tra các cơ sở thực hiện quy định dạy thêm, học thêm, mong muốn của Sở GD-ĐT TP.HCM nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư 29.
Đèn khuya - Truyện ngắn dự thi của Trần Huyền Trang (TP.HCM)
Cũng theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nuôi biển là nuôi giá trị biển, cả giá trị hữu hình và vô hình. Dẫn cụm từ "văn hóa biển" trong Nghị quyết 36 của Ban chấp hành T.Ư Đảng về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, người đứng đầu ngành NN-PTNT cho rằng, các doanh nghiệp, cộng đồng ngồi đây nên hiểu rằng, nuôi biển để giải quyết nỗi đau của biển khi mỗi ngày mỗi cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường; nỗi đau của những ngư dân khi họ hiểu rằng, hằng ngày họ khai thác tận diệt bằng thuốc nổ, lưới ma… mà vẫn không từ bỏ biển được, hằng ngày vẫn phải ra khơi.